KAI FACT magazine
Nền kinh tế và văn hóa của Seoul luôn thay đổi hàng ngày với tốc độ và sự hòa quyện để đi lên một cách nhanh chóng.
FACT  No.10

Nền kinh tế và văn hóa của Seoul luôn thay đổi hàng ngày
với tốc độ và sự hòa quyện để đi lên một cách nhanh chóng.

“Sự nhanh nhạy” là gam màu chung của người dân Hàn Quốc.
Trong tất cả các lĩnh vực như phát triển đô thị, sản xuất, thời trang hay làm đẹp…nó được phát huy với một tốc độ phi thường.
Điều này được quy cho đặc trưng của người dân Hàn Quốc, bởi họ là những người vô cùng nhạy bén với những xu hướng mới nhất.
Chính vì bản sắc dân tộc ham học hỏi và khám phá, Seoul mới có thể sáng tạo ra những sản phẩm một cách nhanh chóng và phát triển thần kỳ như vậy.

Nằm trên di tích cũ của sân vận động Dongdaemun, nơi đã từng là sân bóng chày và sân bóng đá chính là kiến trúc độc đáo của Dongadaemun Design Plaza với thiết kế vòng cung mang đậm phong cách đặc trưng của kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid và được mở cửa vào năm 2014. Tòa nhà được thắp sáng vào ban đêm mang lại cho người xem bầu không khí và cảm giác kỳ ảo của thì tương lai. Nó cũng chính là nền tảng của nghệ thuật và thiết kế của Seoul.

“Lotte World” là một trong những tổ hợp công viên giải trí nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc, và một trong những thành phần của nó, “Magic Island” có thiết kế độc đáo như đang nổi lên trên một hồ nước. Ngoài ra, ở đây còn có những trò chơi giải trí “Adventure” trong nhà bạn có thể tham gia mà không cần để ý tới thời tiết bên ngoài.

  • Seongsu-dong từng là một trong những khu vực sản xuất giầy tập trung. Trong những năm gần đây có rất nhiều cửa hàng cà phê và gallery được mở cửa tại đây bằng cách tận dụng những nhà kho và nhà máy sản xuất giầy cũ. “Daelim Changgo Gallery CO:LUMN” là một trong số đó. Nghệ thuật và cà phê trong một không gian gồ ghề, hoài cổ chính là một xu hướng của Seoul.

  • Cửa hàng chuyên bán kem “REMICONE” là một cửa hàng kem đặc biệt nơi bạn có thể tùy ý lựa chọn những món topping cho vào kem nằm trong khu vực Sinsa-dong. Trên những con đường “Garosu-gil” và “Serosu-gil”, có rất nhiều những cửa hàng thời trang, quán cà phê hay nhà hàng được mở tập trung, khiến cho khu vực này trở thành một khu tổ hợp mua sắm lớn.

Cửa hàng “Mr. Holmes Bakehouse” được mở ra đầu tiên tại San Francisco, món ăn kết hợp giữa bánh mì sừng trâu croissant và bánh muffin hay còn được gọi là “Cruffin” là món ăn nổi tiếng của cửa hàng. Cửa hàng thứ hai trên thế giới của họ được mở cửa trên đường “Garosu-gil”. Đây chính là tượng trưng của một Seoul nhạy bén với những xu hướng mới nhất của thế giới.

  • Bảo tàng quốc gia về nghệ thuật đương đại được mở cửa vào năm 2013 tại Seoul. Vì xung quanh bảo tàng có nhiều những di sản văn hóa như cung điện Gyeongbokgung hay cung điện Changdeokgung nên kiến trúc tòa nhà được xây với tầng thấp để phối hợp với cảnh quan xung quanh. Đây là khu vực mà bạn có thể trải nghiệm sự hòa quyện giữa văn hóa truyền thống Hàn Quốc và nền mĩ thuật hiện đại.

  • Bên ngoài cửa hàng mỹ phẩm mang tên “VILLAGE 11 FACTORY” trên đường “Garosu-gil” là những máy bán hàng tự động, nơi bán mặt nạ dưỡng da với đa chủng loại được thay đổi thường xuyên theo mùa. Đây là một nét tinh tế trong nghệ thuật bán hàng để làm khách qua đường dừng chân.

Cửa hàng “Mmm Records” nằm trên đường Itaewon là cửa hàng bán đĩa than là nơi thường xuyên diễn ra những sự kiện âm nhạc và triển lãm nghệ thuật đa dạng dành cho các DJ. Chủ của cửa hàng là ông Jeon Woochi đang ra sức để bảo vệ nền văn hóa đĩa than.

Tháp “N Seoul Tower” đã có một đợt tu sửa lớn vào năm 2005. Vì tháp được xây dựng trên đỉnh núi Namsan, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh của thành phố Seoul từ trên đài quan sát của tháp. Bạn cũng có thể trải nghiệm một cảm giác thú vị khi đi bộ từ chân núi lên tới đỉnh tháp.

Sức sáng tạo của Hàn Quốc thể hiện qua tốc độ và sự đa dạng.

Người dân Seoul rất ham học hỏi và dễ dàng tiếp thu cái mới. Chính vì thế nên những cửa hàng mang theo xu hướng, phong cách sống mới trên thế giới rất được ưa thích. Giám đốc nghệ thuật Kim Mijae chính là một trong những người đứng đầu lĩnh vực này. Công việc chủ yếu của cô là phụ trách tổng quát việc thiết kế không gian, đồ họa và trang trí cho những cửa hàng ẩm thực và tư vấn thương hiệu. Cô nói rằng: “Điều khác biệt lớn nhất của Seoul với các đô thị khác chính là tốc độ phát triển. Tất cả những yêu cầu mà hầu hết mọi người nghĩ rằng “Việc đó không thể thực hiện được do thời gian không cho phép” đều trở thành hiện thực. Và những đồng nghiệp tới từ thành phố khác thường tỏ ra rất kinh ngạc khi cùng làm việc với chúng tôi”. Ở đây, tốc độ của người sáng tạo ra những xu hướng mới lẫn người tìm kiếm những xu hướng đó đều rất nhanh chóng.

Về phần Jeon Woochi thì anh tiến hành khai phá và phát triển những hình thức nghệ thuật mới bằng cách tạo ra những phương tiện truyền thông và môi trường giới thiệu những tác giả và nghệ sĩ trẻ. “Sự sáng tạo của Seoul không phát triển theo từng giai đoạn mà là bộc phát. Vì vậy trong quá trình đó có rất nhiều thứ bị trộn lẫn vào với nhau. Tôi thì nghĩ rằng nền văn hóa pha trộn của Hàn Quốc được sinh ra theo cách đó rất lý thú cho dù là nhìn từ tầm cỡ thế giới”. Chính bản thân tôi cũng đang trải nghiệm nền văn hóa pha trộn đó, khi mở rộng phạm vi công việc từ cửa hàng bán đĩa thu âm, hình ảnh, nhiếp ảnh hay thiết kế đồ họa cho tới ẩm thực.

Trong nền văn hóa được pha trộn đó, tưởng chừng khó mà có thể tìm thấy được bản chất hay cá tính riêng của Seoul. Thế nhưng Yeji Yun lại cho rằng nếu chịu khó tìm hiểu sâu thì sẽ có rất nhiều thứ thú vị lộ diện. Cảm nhận về tốc độ phát triển của Hàn Quốc trong cô là sự tương phản lẫn giữa vẻ đẹp và sự xấu xa. “Xấu xa khi nó khiến con người ta không tìm thấy thời gian nghỉ ngơi vì những công việc với quỹ thời gian hạn hẹp cứ đến dồn dập hết lần này tới lần khác. Nhưng nếu nghĩ một cách tích cực thì khi bạn có thể làm chủ điều đó nó sẽ mang lại cho bạn vẻ đẹp của sự phát triển nhanh chóng”. Có lẽ sức sáng tạo của Seoul được sinh ra và phát triển trong môi trường đầy khắc nghiệt như vậy.

Về phần Cha Hae Young, cô nói: “Tôi muốn nâng cao chất lượng hơn nữa” chứ không chỉ chú trọng tốc độ phát triển của sự sáng tạo ở Seoul. Cô hiện là giám đốc sáng kiến và đang tiến hành phát triển kinh doanh với những tác giả trẻ. Phương châm kinh doanh của “Studio Concrete” nơi cô làm đại diện đề cao suy nghĩ và tình cảm của những nghệ sĩ, tác giả và quyết định công việc dựa trên sự phán đoán về khả năng có thể hợp tác một cách nhất quán với các công ty hay không. Đó chính là một bước trong hành trình thay đổi tiến tới nền sản xuất lấy trọng tâm là sự sáng tạo.

Tốc độ và nền sản xuất pha trộn của Seoul thể hiện sự độc đáo và mới chỉ đang ở giai đoạn phát triển. Sự hấp dẫn của quá trình phát triển này vẫn đang còn ở phía trước.

  • Giám đốc Nghệ thuật, CEO của công ty thiết kế “Artment.dep” đã cho ra mắt quán cà phê “TEA Collective” đồng thời cũng chính là văn phòng của công ty.

  • Người sáng lập, phát hành tạp chí “Eloquence Magazine” và điều hành cửa hàng “Mmm Records” đồng thời cũng là nhà tổ chức nhiều sự kiện nghệ thuật khác nhau.

  • Họa sĩ vẽ tranh minh họa, từng theo học cao học về hội họa tại Anh Quốc. Cô hoạt động trong nhiều lĩnh vực như vẽ minh họa cho bìa sách, poster của các lễ hội âm nhạc, lễ hội phim hay các sự kiện thời trang.

  • CEO của “Studio Concrete”, nơi mà rất nhiều các nghệ sĩ trẻ khác đang tham gia, cô cũng điều hành gallery và quán cà phê, chỉ đạo nghệ thuật, thời trang…


Seoul | Danh sách các bài viết

  • Chia sẻ bài viết này
  • twitter
  • facebook
  • printerest