KAI FACT magazine
Khí chất và niềm tự hào của người thợ thủ công Nhật Bản đã bám rễ ở Hà Nội.
FACT  No.02

Khí chất và niềm tự hào của người thợ thủ công Nhật Bản đã bám rễ ở Hà Nội.

Từ khu phố cổ Hà Nội đi về phía Bắc bằng ô tô khoảng 30 phút. Khi đến thăm KAI Việt Nam nơi cô Tâm đang công tác, chúng tôi đã nhìn thấy trong nhà máy là những người thợ của thế hệ tiếp theo kế thừa tinh thần thủ công của Nhật Bản đang làm việc với thái độ rất nghiêm túc. Từ khi bắt đầu hoạt động cho đến năm sau là 10 năm, hiện giờ niềm tin của họ về nghề sản xuất chế tạo là gì?
Ảnh trên/Quy trình đóng gói dao cạo hai lưỡi được phủ titan. Kiểm tra sản phẩm nghiêm ngặt xem cóvết trầy xước nhỏ nào hay không. Ảnh dưới/Đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo để đánh bóng kềm cắt móng làmbằng thép không gỉ.
Ảnh phải/Khoảng nửa số dao cạo chân mày “CAN ML” đang được sản xuất tại Việt Nam. Ảnh trái/Khimới thành lập nhà máy chỉ sản xuất đồ cắt móng, và đến nay sản xuất cả kéo và dao. Máy xử lý nhiệt được mang từ Nhật Bản.
Bàn đánh bóng bàn ở nhà ăn dành cho nhân viên. “Giờ nghỉ trưa cùng chơi bóng bàn nhé!” trở thành câucửa miệng của các nhân viên. Trong khuôn viên nhà máy cũng có sân bóng đá, KAI Cup cho tất cả cácnhân viên cùng tham gia được tổ chức mỗi năm một lần.
Đồ cắt móng làm bằng thép không gỉ cuối cùng cũng đã bước sang giai đoạn cuối cùng. Đeo găng taydùng để quản lý chất lượng vào, không chỉ nhìn bằng mắt thường kiểm tra xem có vết trầy xước haykhông mà còn kiểm tra đến từng chi tiết nhỏ như độ sắc bén của lưỡi cắt cong, góc độ tay cầm, v.v…Người phó lãnh đạo lúc nãy còn đẫm mồ hôi vì đánh bóng bàn giờ đây có ánh mắt vô cùng nghiêm túc.
Tỷ lệ nhân viên nam nữ của KAI Việt Nam là 4/6. Độ tuổi trung bình rất trẻ 28 tuổi, đặc biệt nhân viênnữ rất hăng hái.

Tinh thần “Ân cần chu đáo” duy trì hơn 100 năm được truyền lại từ Nhật Bản đến Việt Nam.

Từ phải qua là ông Tsutsui Takeo, giám đốc sản xuất. Ông Kawai Yoshinari, giám đốc nhà máy. Ông Okuda Shinichi, phó giám đốc nhà máy. Ảnh chụp trước nhà máy. KAI Việt Nam nằm trong Khu công nghiệp Thăng Long ở ngoại ô Hà Nội, bắt đầu hoạt động từ năm 2006, công ty có chế độ phái cử nhân viên sang Nhật Bản và tiến hành đào tạo tại nhà máy của KAI ở tỉnh Gifu để sau này về nước làm cán bộ lãnh đạo. Rốt cuộc KAI đã truyền đạt cho họ những gì? Khi hỏi anh Chương, người được đào tạo 6 năm trước và hiện đang đảm nhận vai trò phó lãnh đạo (trang 18, người đứng ở giữa trong bức ảnh 3 người), anh đã trả lời ngay là “ “Quan điểm” về sản xuất chế tạo”.
“Cho đến khi đó tôi vẫn nghĩ rằng vai trò của mình là duy trì năng suất công việc, nhưng khi tiếp cận với “Tinh thần của thợ rèn” của KAI, cách nỗ lực trong công việc của tôi đã thay đổi hẳn. “Hiểu được mục đích và thói quen của người sử dụng và áp dụng vào sản xuất chế tạo” chính là “Tinh thần ân cần chu đáo”, và tôi thực sự nhận ra được rằng tưởng tượng mọi người sử dụng sản phẩm này trong cuộc sống như thế nào chính là bản chất của sản xuất chế tạo. Không phải là quan điểm chỉ nghĩ đến đồ vật sản xuất xong rồi thôi mà là “Quan điểm nghĩ đến con người” ”.
KAI Việt Nam khởi đầu với khoảng 60 người và hiện nay đã tăng lên 774 người, hoạt động kinh doanh cũng được mở rộng. Cùng với điều đó, có thể tưởng tượng mức độ khó khăn của phía điều hành cũng tăng lên gấp bội, nhưng giám đốc nhà máy ông Kawai Yoshinari đã điềm tĩnh thể hiện sự kỳ vọng: “Những người lãnh đạo của thế hệ tiếp theo điển hình như anh Chương sẽ giữ vai trò chủ đạo và truyền đạt ý thức của một người sản xuất cho các nhân viên mới”. Giám đốc sản xuất ông Tsutsui Takeo cho biết cách thức tăng trưởng của họ cũng được thể hiện trong tỷ lệ sản phẩm lỗi của những năm gần đây.
“Ví dụ, mỗi sản phẩm đều có quy cách kiểm hàng riêng, chẳng hạn như chỉ có vết trầy xước 0,1cm2 trên bề mặt thép không gỉ cũng không đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ sản phẩm lỗi hiện nay là dưới 0,1%”.

Tinh thần thủ công của KAI đã được lưu truyền hơn 100 năm tại Nhật Bản. Hạt giống đó lan truyền đến cả Việt Nam và nảy mầm một cách vững chắc.

Từ nhà ăn cho nhân viên ở Hà Nội

Giám đốc nhà máy, một người hiểu biết tường tận về món ăn Việt Nam đã hào hứng cho biết: “Nhà ăn của chúng tôi phục vụ món gà chiên thơm ngon có thể cạnh tranh với món cơm gà chiên của <Khách sạn Sofitel Plaza> và món gà chiên của <Nhà hàng Bình minh>”. Chúng tôi ngay lập tức đi đến nhà ăn, hòa vào trong một hàng dài để nhận phần ăn. Chúng tôi mang ngay phần ăn đến bàn, ngồi xuống và cắn thử một miếng thật to, quả thật bên ngoài rất giòn còn bên trong lại rất mềm, nước từ thịt và nước chấm mặn ngọt được làm từ nước mắm và nước tương lan tỏa trong miệng, bữa cơm cứ thế tiếp tục. Chúng tôi cũng đồng tình với câu nói “Một trong ba món gà ngon nhất Hà Nội” của giám đốc nhà máy!
Nhà ăn cho nhân viên với diện tích khoảng 600 mét vuông luôn đông nghẹt vào 12 giờ trưa. Ở đây có phục vụ món dưa hấu ngon ngọt suốt năm.

Hà Nội | Danh sách các bài viết

  • Chia sẻ bài viết này
  • twitter
  • facebook
  • printerest