KAI FACT magazine
Sản xuất chế tạo bắc cầu nối ra thế giới.
FACT  No.02

Sản xuất chế tạo bắc cầu nối ra thế giới.

Hà Nội đang vươn mình mạnh mẽ. Thành phố có dân số khoảng 7,06 triệu người và độ tuổi trung bình rất trẻ 27 tuổi,
nền kinh tế phát triển nhảy vọt. Cầu Long Biên được khởi công xây dựng cách đây 113 năm vào thời Pháp thuộc,
ngày nay có thể thấy một lượng lớn xe máy lưu thông trên cầu. Trong khi đó, cầu Nhật Tân là cây cầu lớn nhất Đông Nam Á kết nối khu phố cổ với sân bay đã bắt đầu cho lưu thông xe vào năm ngoái. Một thành phố có sự giao thoa giữa truyền thống và đổi mới. Ở đó chúng tôi đã gặp gỡ những người sản xuất đóng vai trò cầu nối với thế giới.
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nếu đi ngược về hạ lưu khoảng 2km chúng ta sẽ thấy cầu Chương Dương. Cầu được hoàn thành vào năm 1988 và đóng vai trò làm giảm ùn tắc giao thông mà người dân Hà Nội mong mỏi từ rất lâu.
Ở thành phố Hà Nội, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh chiếc xe hơi cao cấp Mercedes-Benz chạy ngang qua cô bán hàng gánh đội nón lá truyền thống của Việt Nam. Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của thành phố này.
Việt Nam là cường quốc nông nghiệp, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, sản lượng hạt tiêu cũng nằm trong những nước đứng đầu thế giới. Ở thành phố Hà Nội, khu chợ nằm trước hiên nhà, chúng ta cũng có thể nhìn thấy các loại dưa đặc sản của Việt Nam như bí, su su, v.v…
Khi đến thăm làng Đường Lâm nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, chúng tôi đã được một người sống trong làng là cô Hà Ngọc Anh ra chào đón. Chúng tôi ấn tượng bởi hình ảnh cô gái nói chuyện với gương mặt rạng rỡ cho biết ước muốn của cô là một ngày nào đó có thể đến Nhật Bản để học tiếng Nhật.
Nước hồ càng đục thì hoa sen càng nở to. Đối với người dân Việt Nam, hình ảnh đó chất chứa lịch sử vượt qua biết bao gian khổ để có ngày hôm nay, là bệ đỡ tinh thần trong quá trình phục hồi đất nước. Người dân ở đây có thói quen trang trí hoa sen ở lối vào nhà và làm trà sen để uống.
  • Đường xe lửa nối Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh đi ngang qua khu dân cư tập trung đông đúc. Khi xe lửa không chạy ngang qua, có một vài gia đình xếp bàn trên đường ray và cùng nhau dùng bữa.
  • Truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm kể rằng Hoàng đế Lê Lợi đã đánh bại nhà Minh bằng thanh gươm nhận được từ một ngư dân, và ông đã trả lại thanh gươm đó cho một chú rùa sống dưới hồ nước. Đây là địa điểm hẹn hò được nhiều người yêu thích dù là ban ngày hay ban đêm.
  • Thành phố về đêm đông đúc những người trẻ tuổi cưỡi xe máy trên con đường đông nghẹt tưởng chừng như hai người chỉ cách nhau vài centimet. Còi xe vang liên tục không ngừng.
Làng Đường Lâm đã được công nhận là di sản văn hóa Việt Nam. Nơi đây vẫn còn những ngôi nhà lát gạch hơn 100 năm tuổi và con đường lát đá dạt dào cảm xúc. Nụ cười của trẻ em sống ở đây thật rạng rỡ.

Sản xuất chế tạo với mục tiêu “từ Hà Nội, ra thế giới”
đã không ngừng phát triển ở thành phố đan xen giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Pháp.

 Thủ đô Hà Nội của Việt Nam là thành phố có sự cộng hưởng của văn hóa Trung Quốc và văn hóa Pháp. Cái tên Hà Nội có nguồn gốc từ chữ Hán “河内 (Hà Nội)” có ý nghĩa là địa điểm nằm giữa sông Hồng và sông Tô Lịch. Nếu đi bộ trong khu phố cổ, bạn sẽ nhìn thấy những tòa nhà và đền chùa có lối kiến trúc gợi nhớ đến Trung Quốc ở khắp nơi. Ở bờ hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều người đang tháo mồ hôi vì tập thái cực quyền từ sáng sớm. Mặt khác, nơi đây vẫn còn những tòa nhà xây dựng theo kiểu Pháp như nhà hát lớn được thiết kế mô phỏng theo nhà hát Opera ở Paris, trong khu phố cổ bạn có thể nhìn thấy hình ảnh những người trẻ tuổi một tay cầm cà phê một tay gặm bánh mì (món ăn quốc gia có nhân kẹp trong bánh baguette). Phải chăng những con người cố gắng sản xuất chế tạo tại một thành phố pha trộn văn hóa Đông Tây như thế này vốn dĩ đã mang trong mình quan điểm toàn cầu?
 Sự phỏng đoán đó trở nên chắc chắn khi chúng tôi gặp vợ chồng anh Nguyên ở làng nghề mây tre đan Phú Vinh có lịch sử hơn 400 năm. Hai nghệ nhân này đã nhận được hơn 40 giải thưởng trong cuộc thi do Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức. Không chịu dừng lại sau khi được đánh giá cao trong nước, với “mong muốn đồ thủ công bằng tre tinh xảo và tuyệt đẹp sẽ được sử dụng trên toàn thế giới”, họ đã hợp tác với các cửa hàng của Nhật Bản và bắt đầu tạo ra những đồ vật nhỏ và hàng tạp hóa làm bằng tre. Tinh thần mạnh mẽ và linh hoạt đó cũng có ở anh Tuấn Anh, chủ một xưởng thủ công ở làng nghề đậu bạc Định Công có lịch sử hơn 1000 năm. Anh Tuấn Anh cho biết: “Nhiều thế hệ qua chúng tôi đã nhận đơn đặt hàng với tư cách là người cung cấp hàng cho các gia đình Hoàng Gia, nhưng tôi nghĩ rằng nếu không có bước tiếp theo thì không sẽ phát triển”. Anh đã tham gia sự kiện giao lưu quốc tế do Hàn Quốc tổ chức để quảng bá sức hấp dẫn của nghề đậu bạc.
 Lê Hà, nhà thiết kế của thương hiệu thời trang <LEA’S>, là một phụ nữ biết nhìn xa trông rộng trong thế giới thời trang. Cô kể rằng: “Tôi đã học ở Paris 4 năm về thời trang cao cấp, tôi cảm thấy thích thú với việc làm thế nào để đưa thời trang cao cấp phát triển ở thành phố Hà Nội, nhưng đây cũng là một thách thức”. Cô đã thiết kế ra chiếc váy tối giản khoe vẻ đẹp đường cong cơ thể giống như áo dài. Cô là người đi đầu trong làng thời trang của Hà Nội.
 Beralih ke dunia seni, Mami san, artist yang telah banyak berpartisipasi dalam berbagai pameran kelompok di Tokyo sedang berjuang.Hoạt động nghệ thuật bị hạn chế tự do thể hiện ở một nước xã hội chủ nghĩa thì như thế nào. Anh Tuấn Mami, một nghệ sĩ đã tham gia nhiều cuộc triển lãm nhóm tại Tokyo cũng đang nỗ lực hết mình. Vào tháng 8 năm nay, anh đã mở một không gian nghệ thuật phức hợp kết hợp với quán cà phê với tên gọi <HANOI CREATIVE CITY>. Anh đang hoạt động với vai trò là người quản lý, mời gọi các nghệ sĩ trẻ năng động từ khắp nơi trên thế giới.
 Do sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đôi khi người ta dễ xem trọng hiệu quả mà quên đi việc tạo ra một cái gì đó một cách cẩn thận. Tuy nhiên, lời nói “từ Hà Nội, ra thế giới” và thái độ của họ sẽ nâng đỡ cho tâm hồn đẹp đẽ của thành phố này. Ánh nhìn mạnh mẽ của những cầm cờ gánh vác thế hệ tiếp theo chắc chắn đã nhìn thấu thế giới.
  • Do sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đôi khi người ta dễ xem trọng hiệu quả mà quên đi việc tạo ra một cái gì đó một cách cẩn thận. Tuy nhiên, lời nói “từ Hà Nội, ra thế giới” và thái độ của họ sẽ nâng đỡ cho tâm hồn đẹp đẽ của thành phố này. Ánh nhìn mạnh mẽ của những cầm cờ gánh vác thế hệ tiếp theo chắc chắn đã nhìn thấu thế giới. Phach Phan Tuan Anh
    No 6 Lane 230/138/1
    Dinh Cong Thuong
    098-953-649
  • Vợ chồng anh Nguyên là thợ thủ công mây tre đan ở làng Phú Vinh. Trong những năm gần đây, vợ chồng anh hợp tác với thợ thủ công làng đồ gốm Bát Tràng ở ngoại ô Hà Nội để cho ra đời những sản phẩm độc đáo kết hợp giữa mây tre đan và đồ gốm. Hoang Van Hanh
    Ha Hamlet Phu Vinh Phu Nghia
    Dist.
    098-810-8336
  • Lê Hà, nhà thiết kế của <LEA’S>, đang giảng dạy thời trang cao cấp sử dụng tượng bán thân tại trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội cũng là trường cô đã tốt nghiệp. Lea's Le Ha
    21 Tran Binh Trong St, Hoan
    Kiem Dist.
    091-332-0185
    www.leasleha.com
  • Khi đến thăm phòng trưng bày ảnh của anh Tuấn Mami, một người hoạt động tích cực với tư cách là nghệ sĩ trẻ và người quản lý, chúng tôi đã được chiêm ngưỡng những tác phẩm tranh vẽ treo kín một mặt tường và những cuốn sách nghệ thuật xếp chồng lên nhau. Tuan Mami
    281A Ngo Gia Tu St., Longbien
    Dist.
    093-814-8681
    tuanmami.com

Hà Nội | Danh sách các bài viết

  • Chia sẻ bài viết này
  • twitter
  • facebook
  • printerest