KAI FACT magazine
HISTORY OF KAI vol.5
FACT  No.06


Ông đã vượt qua khủng hoảng lớn nhất
của KAI như thế nào?

 Năm 1951, Endo Shigeru (Saijiro đời thứ 2) bắt đầu cho bán ra “dao cạo lưỡi dài nhẹ tiện dụng” sử dụng một lần và thành công vang dội, sau đó được mệnh danh là Vua dao cạo râu. Cả công việc và cuộc sống riêng của ông đều thuận buồm xuôi gió. Ông kết hôn với hoa khôi của thành phố Seki. Năm 1954, ông sát nhập bộ phận bán hàng ở Tokyo và Nagoya để thành lập Sanwa, đến năm 1955 thì mở rộng hoạt động kinh doanh đến Osaka. Năm 1958, Saijiro đời đầu tiên qua đời, Shigeru tiếp nhận tên gọi Saijiro. Năm 1962, ông cho bán ra “Dao cạo KAI chữ T (nhẹ tiện dụng) và vinh dự nhận được Giải thưởng tôn vinh người đóng góp tài sản riêng cho công ích vào năm 1963.

 Tập đoàn KAI phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, đằng sau đó có một sự thật mà ít ai biết đến khi đời thứ 2 bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan đến mức ông mô tả nó là “khủng khoảng lớn nhất trong cuộc đời” xảy ra vào năm 1964 cũng là năm tổ chức Thế vận hội Tokyo.

 Năm 1962, dao cạo chữ T chiếm 60-70% thị phần, chỉ riêng loại dài phải đáp ứng nhu cầu 23 triệu chiếc mỗi tháng. Loại dao Sanwa của Bộ phận sản xuất cũng rơi vào tình thế gồng mình sản xuất nếu không sẽ bị phá sản do sự tăng trưởng đột ngột này. Lo lắng trước tình hình đó, lãnh đạo đời thứ hai đã đưa em trai ruột của mình vào làm quản lý nhằm cải cách tổ chức nhà máy nhỏ bé cũ kỹ mà trước giờ chỉ do Phó giám đốc và các lãnh đạo phụ trách quản lý sản xuất và điều này đã làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng. Năm 1963, Phó giám đốc từ chức kéo theo hơn 50 nhân viên trong đó có cả kỹ thuật viên kỳ cựu trong số 327 nhân viên cũng ra đi theo.Không những thế, lúc bấy giờ bộ phận tay cầm của dao cạo nhẹ tiện dụng phải nhờ công ty khác sản xuất, lúc đó công ty sản xuất phần lớn tay cầm lại yêu cầu tăng giá và thanh toán bằng tiền mặt, việc giao hàng cũng chậm trễ. Năm 1964, họ gửi thông báo cuối cùng là không thể xuất hàng được nữa. Quả đúng là “khủng hoảng lớn nhất”. Saijiro đời thứ hai đã tìm đến Sư cụ Kajiura Itsugai là trụ trì của chùa Shogen-ji, người có mối quan hệ thân giao và tin tưởng với đời đầu tiên, để được nghe giáo huấn.Saijiro như được tiếp thêm sức mạnh trước những lời của sư thầy: “Con người nếu đã rơi xuống tận cùng hố sâu thì không còn chỗ nào sâu hơn để rơi xuống nữa. Khi con bị mắc kẹt không biết làm sao để thoát ra, nếu con không ngừng nỗ lực hết mình thì chắc chắn con đường sẽ mở ra”. Ngoài ra, để có thể vượt qua được cơn khủng hoảng này cũng là nhờ có sự chuẩn bị bí mật để tự sản xuất tay cầm phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Sau khi các kỹ thuật viên kỳ cựu ra, các kỹ thuật viên trẻ đã thực hiện thử nghiệm không biết bao nhiêu lần cho đến khi làm ra được loại tay cầm cảm thấy hài lòng nhằm thiết lập nên hệ thống sản xuất nhất quán từ khâu gia công vật liệu đến khâu hoàn thiện cuối cùng.

 Trải qua khó khăn và khủng hoảng lần này, Tập đoàn trở nên đoàn kết hơn nữa. Qua biến cố này, lãnh đạo đời thứ hai quyết định sẽ thay đổi cách thức quản lý giao phó nhà máy cho người khác, từ giờ ông sẽ tự mình chỉ đạo sản xuất và bán hàng. Vài ngày sau, công ty sản xuất tay cầm xin lỗi và khẩn cầu được giao dịch lại. Saijiro đời thứ hai đã có câu trả lờirất hay: “Cám ơn công ty ông đã hợp tác trong thời gian qua. Tôi biết phía ông cũng khó khăn lắm. Tuy nhiên, cũng khó ăn nói với nhân viên của mình nên chúng tôi chỉ thu mua một nửa. Xin hãy quên chuyện không hay lần này và đừng để bụng gì nhau” và sau đó thu mua một nửa số tay cầm. Sứ mệnh làm ra “Sản phẩm KAI” tốt hơn đã thăng hoa thành niềm tin mạnh mẽ hơn nữa và vẫn nâng bước cho KAI đến tận ngày hôm nay.


  • Chia sẻ bài viết này
  • twitter
  • facebook
  • printerest