KAI FACT magazine
HISTORY OF KAI vol.1
FACT  No.02


KAI ra đời ở thị trấn
tập trung nhiều thợ rèn kiếm.

KAI ra đời ở thành phố Seki tỉnh Gifu được mệnh danh là “thành phố của dao kéo”. Tại sao ở một thành phố của tỉnh Gifu lại có trụ sở chính của một doanh nghiệp toàn cầu chuyên sản xuất dao kéo? Thật ra, điều này có liên quan mật thiết đến “Sắc lệnh cấm mang theo kiếm” mà chúng ta đã được học trong sách giáo khoa.
Thành phố Seki ban đầu là vùng đất màu mỡ, có than gỗ thông và dòng nước tuyệt đẹp chảy ra từ những dãy núi, nơi đây tập trung nhiều thợ rèn kiếm. Tuy nhiên vào năm 1876, theo chính sách của chính quyền Minh Trị đề cao sự bình đẳng của bốn tầng lớp xã hội, Samurai bị cấm mang theo kiếm vốn là một đặc quyền của họ. Những người thợ rèn kiếm đã gặp rất nhiều khó khăn. Phần đời còn lại, họ đã sử dụng bí quyết làm kiếm để sản xuất dao kéo.
Nắm bắt được xu thế của thời đại, anh trai nhà lãnh đạo đầu tiên của KAI - Endo Saijiro đã thành lập nhà máy sản xuất dao bỏ túi. Để phụ giúp cho cuộc sống gia đình, người em trai Saijiro ngay sau khi tốt nghiệp tiểu học cũng đã bắt đầu làm việc ở nhà máy của anh trai mình. Sau 8 năm học nghề, ông đã có thể sản xuất dao thành thạo, ông kết hôn và bắt đầu thành lập nhà máy nhỏ vào năm 1908, khi đó ông 20 tuổi.
Nhưng việc tách ra riêng thật không dễ dàng. Nhân công làm việc trong nhà máy của ông chỉ có 2, 3 người. Ông cũng chỉ nhận được công việc ở mức nhận lại từ hợp đồng phụ. Ông làm việc dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn dầu và chỉ ngủ 3-4 tiếng một ngày. Mỗi ngày ông làm việc không ngừng nghỉ đến mức vợ ông cũng cảm thấy lo lắng cho ông. Tất cả các công đoạn để làm ra dao vào thời đó đều bằng thủ công, lao động nặng nhọc đến mức làm biến dạng bàn tay của ông. Tuy nhiên, ông Sajiro không than thở với môi trường làm việc khắc nghiệt mà luôn nỗ lực hết mình, quyết tâm cao độ để tạo ra những con dao. Niềm vui của ông là mua một món quà về cho mẹ bằng số tiền nhận được sau khi giao sản phẩm.
Không bao lâu sau xảy ra Thế chiến thứ 1, trong tình hình chiến tranh, dao của ông được xuất khẩu nườm nượp, doanh thu khả quan hơn, sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1918, ông phải đối mặt với những khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, mặc dù gặp khó khăn về tiền bạc nhưng ông Saijiro lúc đó vẫn không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và sản xuất hàng loạt với mong muốn làm ra những sản phẩm tốt hơn nữa. Thỉnh thoảng ông đã phải mượn cả khoản tiền tiết kiệm của vợ để mua máy móc mới và nỗ lực nghiên cứu. Với ý chí tiến lên và quyết tâm tạo ra những con dao, ông đã nâng cao vị thế của một nhà sản xuất. KAI ra đời vào khoảng thời gian đó, sản phẩm “số 510” là một trong số các sản phẩm thành công nhất trong lịch sử sản xuất dao bỏ túi. Dao màu đen với kiểu dáng đơn giản bán chạy đến mức có nhà sản xuất khác đã bắt chước làm theo.
Dù được công nhận là nhà sản xuất dao hàng đầu nhưng ông không hài lòng với hiện tại mà vẫn nỗ lực thử nghiệm những kiểu dáng độc đáo khiến mọi người phải ngạc nhiên. Ngay sau chiến tranh Nga-Nhật, ông đã bán ra loại dao có khắc hình chân dung của Đại tướng Nogi, và sau trận động đất lớn ở Kanto vào năm 1923, ông đã bán ra loại dao khôi phục. Vào thời điểm đó, chắc chắn đây là ý tưởng hết sức mới lạ. Ngoài ra, nhãn hiệu <Seki Magoroku> được đặt theo tên của một thanh kiếm huyền thoại hiện tại vẫn còn được bán trên thị trườngy cũng là ý tưởng của ông Saijiro lúc đó.
Sắc lệnh cấm mang theo kiếm do chính quyền hiện đại hóa của Minh Trị ban hành đã xóa đi sự tồn tại của Samurai ở Nhật Bản. Tuy nhiên tinh thần đó có lẽ vẫn được truyền lại cho ông Saijiro, người đã cống hiến cả cuộc đời mình để liên tục làm ra sản phẩm dao kéo một cách nghiêm túc và cẩn thận.

  • Chia sẻ bài viết này
  • twitter
  • facebook
  • printerest