KAI FACT magazine
HISTORY OF KAI vol.6
FACT  No.07


Tình yêu gia đình
đã trở thành nền tảng của KAI.

Năm 1964, thời kỳ bùng nổ kinh tế đang đến lúc thoái trào, số lượng công ty phá sản tăng cao kỷ lục, đây là một năm đầy những nguy cơ đối với KAI. Năm 1965, với mục tiêu thoát khỏi những nguy cơ này, Saijiro II đã đề ra khẩu hiệu “thực thi toàn lực!”, thay đổi tâm thế để đứng lên. Trong lúc này, một vị cựu phó chủ tịch tập đoàn đã lập một công ty dao cạo mới, đối tác từng tiêu thụ 90% sản phẩm cắt móng tay của KAI đã dừng đặt hàng, dư âm của những nguy cơ đó vẫn còn. Saijiro đã xây dựng những nhà máy sản xuất quy mô nhỏ, thu nhỏ việc sản xuất bấm móng tay. Tiếp đó là kiện toàn đội ngũ bán hàng, thực thi các chính sách thu hút khách đối với sản phẩm dao cạo. Trong sự quyết đoán sáng suốt đó, có cả những sự tươi mới.

Để thúc đẩy mảng bán hàng, chương trình mời các đại lý có doanh số bán hàng cao đi du lịch cũng đã được thực hiện. Lần đầu đã có 15 người được mời trong chuyến du lịch tới Hồng Kông, Đài Loan. Bà quả phụ Hiro, nhân dịp mừng thọ bà 77 tuổi cũng đã đồng hành, mang theo giấc mơ “muốn một lần được đi ra nước ngoài” của người chồng quá cố cũng là người sáng lập tập đoàn KAI. Ngày cuối cùng của chuyến đi, một vị khách đã đề nghị: “Hãy cho chúng tôi được gặp người sáng lập quá cố.”, bà Hiro đã ngay tức thì lấy ra từ ngực tấm di ảnh của chồng. Đó là một khoảnh khắc mọi người đã rất cảm động về tình yêu không thể tách rời của hai người.

Cũng có thể đó là thành quả của rất nhiều những nỗ lực, năm 1965, KAI đã là những người đầu tiên trong lĩnh vực này được nhận G-mark, một chứng nhận thể hiện độ an toàn tuyệt vời, cho bộ sản phẩm dao thái. Năm 1967, lần đầu tiên phát quảng cáo trên ti vi, và cũng năm đó, tòa nhà 5 tầng ở Iwamoto-cho ở Tokyo, trụ sở chính hiện tại đã được hoàn thành.

Và năm 1968, cuối cùng thì nhà máy Oyana (nay là nhà máy Oyana số 3) đã được hoàn thành để sản xuất khép kín sản phẩm dao cạo tiện dụng. Tại buổi lễ, con gái lớn – Fusako và con trai lớn – Kouji (hiện nay là chủ tịch tập đoàn KAI) của Saijiro đã tham gia cắt băng khánh thành. Lúc đó Saijiro đang nỗ lực gây quỹ để mua lại 1 héc-ta đất. Vợ của ông, bà Hisako (hiện tại là cố vấn tập đoàn), đã đóng góp một phần bằng tiền dự trữ không dùng đến và đồ trang sức của bà. Tiền để xây dựng nhà máy đã tốn khoảng 270 triệu yên. Dù dòng tiền khi đó rất khó khăn, nhưng quyết định này đã làm tăng kết quả kinh doanh của tập đoàn KAI sau đó, là cơ sở của sự phát triển của tập đoàn. Năm 1973, trụ sở chính thực sự của công ty đã được xây mới ở bên trong nhà máy, dây chuyền sản xuất khép kín được hoàn thành vào năm 1975, nhà máy Oyana số 2 với dây chuyền sản xuất dao thái và kéo cũng đã được hoàn thành vào cùng giai đoạn này.

Ở một khía cạnh khác, nửa đời của Saijiro là chiến đấu với bệnh tật. Năm 1959, khi ông 34 tuổi, đã mắc bệnh tiểu đường. Cuối năm 1971, do căng thẳng và làm việc quá độ mà gan ông trở nên kém đi, lúc nào cũng đứng giữa sống và chết. Vì Saijiro, vợ ông, bà Hisako không chỉ chăm sóc chồng mà còn thay ông tham dự các buổi lễ. Nhưng không có một dấu hiệu nào của sự hồi phục, năm 1972, họ đã nhận được cảnh báo rằng nếu cứ thế này ông chỉ còn sống được nửa năm nữa thôi. Saijiro đã được chuyển đến bệnh viện công ở Nagoya, không tiếp khách đến thăm. Bà Hisako, hàng ngày đi đi về về khoảng 100km, chăm sóc ông và lo việc nhà, các con cũng đã hỗ trợ bà. Sau khoảng 1 năm vài tháng từ lúc nhập viện, cuối cùng thì ông cũng đã được ra viện vào năm 1973. Có thể nói, tập đoàn KAI được như hiện nay là dựa vào “tình yêu và sự tương trợ” của gia đình ông.


  • Chia sẻ bài viết này
  • twitter
  • facebook
  • printerest